Kết cấu nhà gỗ kẻ truyền trông như thế nào?

Người xưa và nay xây dựng nhà ở vẫn luôn đề cao tính chân thực, sự giản dị và tính chừng mực trong sinh hoạt, vì thế mà trong những công trình nhà gỗ cổ truyền chúng ta không hề thấy sự có mặt của những chi tiết giả, mang tính hình thức, tất cả được dựng lên đều có ý nghĩa riêng của mình.

Kết cấu nhà gỗ kẻ truyền trông như thế nào?

Có thể nói, kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ là đỉnh cao của ngành cao của ngành kiến trúc nước nhà, mà cho đến nay kiến trúc Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào vượt ra khỏi sự thành công của nó.

1. Cột

Hệ thống cột trong kết cấu nhà gỗ có tên gọi, chức năng và vị trí khác nhau bao gồm: cột cái, cột con, cột hậu và cột hiên. Theo đó cột cái là cột chính đảm nhiệm việc nâng đỡ chính cho ngôi nhà được dựng lên ở hai đầu nhịp chính, tiếp đó là cột con “bệ đỡ” không gian, còn cột hậu là những cột phụ nhằm giảm bớt sức nén cho những cột cái được thiết kế tại những đầu nhịp phụ nằm hai bên nhịp chính, cuối cùng là cột hiên được thiết kế trong không gian phía trước nhà gọi là cột hiên.

2. Xà

Xà nhà gỗ có nghĩa vô cùng quan trọng, nó được chia làm hai loại đó là xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung. Theo đó xà nằm trong khung được thiết kế ở độ cao đỉnh của các cột quần nhằm kết nối với cột cái trong không gian. Xà lòng hay xà chếnh là tên gọi cho loại xà được sử dụng để gắn kết cột cái của khung. Xà nách hay xà thuận được dùng để gắn kết cột hậu với cột cái. Tất cả sự liên kết này được tính toán một cách kỹ lượng và tỉ mỉ tạo nên một tổng thể cân đối và vững chắc, có tác dụng cân bằng sức chịu đựng, tạo ra sự kiên cố cho toàn bộ kiến trúc nhà gỗ.

Nếu như cột nhà được ví như những lực sĩ choãi chân, chụm đầu vào nhau thì xà ngang – xà dọc được xem như những cánh tay níu dằng lấy nhau ra sức bảo vệ cho ngôi nhà

Nhà gỗ Thạch Thất nhận làm nhà gỗ tự nhiên tại các tỉnh phía Bắc

3. Kẻ

Kẻ (hay còn gọi là dầm đơn) được thiết kế theo phương chéo của mái nhà, có vai trò liên kết với các hệ cột bằng mộng. Kẻ bao gồm có: phần kẻ ngồi và kẻ hiên. Kẻ ngồi gắn kết cột cái và cột hậu lại với nhau, còn kẻ hiên là dầm đơn liên kết các cột hậu với cột hiên với nhau.

4. Con rường

Con rường chính là phần bộ phận “gối” nâng đỡ mái nhà, dạng dầm gỗ hộp có tác dụng đỡ hoành mái, chúng sẽ được xếp chồng lên nhau. Theo đó, chiều dài của con rường sẽ được thu ngắn dần phù hợp để tạo sự cân đối cho chiều vát của mái, nghĩa là con rường càng đặt trên thì độ dài càng ngắn.

 

5. Con lợn

Con lợn (hay còn gọi khác là rường bụng lợn) một cái tên có lẽ rất thân thuộc và giản dị đúng với cuộc sống sinh hoạt của người dân miền Bắc Bộ. Bộ phần này đặt lên con rường bên dưới bằng hai đoạn cột ngắn được gọi là trụ trốn, con lợn có tác dụng đỡ xà nóc. Bên dưới nó sẽ là phần ván – một phần được thiết kế để chạm trổ, trang trí hoa văn. Trong một vài trường hợp, bộ phận con lợn có thể thay thế bằng giá chiêng.

6. Rường cụt

Rường cụt là bộ phận nằm giữa cột cái và cột hậu (còn được gọi là vì nách). Theo đó rường cụt được đặt chồng lên trên xà nách và làm nhiệm vụ đỡ phần hoành, đường nhiên càng lên cao thì chiều dài rường cụt càng ngắn lại theo độ dốc của mái giống như con rường.

Nhà gỗ Thạch Thất nhận làm nhà gỗ tự nhiên tại các tỉnh phía Bắc

7. Các kết cấu mái.

Hoành (tên gọi khác: dầm chính) có tác dụng đỡ phần mái, có chiều ngang theo chiều dài ngôi nhà và đặt vuông góc với khung nhà.

Rui (tên gọi khác: dầm phụ trung gian) thiết kế theo chiều dốc của mái nhà, đặt lên hệ thống hoành.

Gạch màn (là tên gọi khác của loại gạch lá nem đơn) được đúc và nung bằng đất, làm nhiệm vụ đỡ ngói và tạo độ phẳng cho mái nhà, đồng thời có tác dụng chống thấm dột cũng như “giải nhiệt” cho không gian bên trong ngôi nhà.

Ngói mũi (tên gọi khác: ngói ta hay còn gọi là ngói vẩy rồng) – một nét đặc trưng trong kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền của người dân vùng Bắc Bộ. Nó được chế tác hoàn toàn từ đất nung, ngõi mũi được đặt trên các lớp gạch màn, đôi khi người ta sử dụng đất sét đặt giữa gạch màn và ngói mũi.

Ngoài ra trong kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ không thể thiếu bộ phận: câu đầu, thượng lương. Tất cả các bộ phận khác nhau sẽ đảm nhiệm vai trò khác nhau nhưng lại kết hợp một cách ăn khớp với nhau tạo ra một tổng thể không gian hoàn hảo, điều này còn đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của những người thợ thiết kế.

Ngày nay, những mẫu nhà gỗ Bắc Bộ đã có nhiều sự đổi thay sao cho phù hợp với cuộc sống của hiện đại, thế nhưng điều đó không làm “bào mòn” các giá trị, cái “hồn cũ” trong kiến trúc cổ – đó là nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của người Việt. Việc lưu giữ những kiến trúc cổ truyền của người Bắc Bộ không chỉ thể hiện sự tự hào về những gì cha ông ta đã để lại mà còn là cách chúng ta lưu giữ và phát triển những giá trị văn hóa tiềm ẩn trong nó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bản đồ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by website1gia.com